Mới đây, tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã công bố khảo sát về tình trạng béo phì ở các quốc gia châu Âu. Trong số gần 30 quốc gia được khảo sát, dẫn đầu danh sách này là Hungary, sau đó là nước Anh.

Thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt dễ dẫn đến béo phì, ảnh hưởng đến sức khoẻ - Ảnh: Alamy
Người đứng đầu Cơ quan y tế quốc gia (NHS) của Anh Simon Stevens cho biết, cơ quan này sẽ đưa vào thực hiện cương trình chống béo phì từ năm 2015. Theo ông Simon, cứ mỗi 5-7% trọng lượng của người béo phì được giảm xuống thì nguy cơ tiểu đường sẽ giảm đến 60%.
Cụ thể, ông Simon sẽ yêu cầu trích lọc danh sách của hàng chục ngàn người bị cho là béo phì ở Anh (nhất là những người trên 40 tuổi) để đưa vào áp dụng chương trình dinh dưỡng hỗ trợ. Mục đích là để họ tránh xa được chứng tiểu đường. Đồng thời, họ sẽ được tư vấn kỹ hơn để áp dụng lối sống tích cực hơn thông qua thay đổi loại thực phẩm hấp thu và năng vận động.
Tòa án Tư pháp châu Âu hôm 18/12 đã ra phán quyết béo phì có thể là một dạng khuyết tật. Theo ông Simon Stevens, đây là một phán quyết cho thấy EU nhìn nhận béo phì là tình trạng không thể tránh được. Tuy nhiên, thực tế là mọi người đều có thể ngăn chặn hoặc giảm bớt mức độ béo phì nếu thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.
Theo Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh quốc, béo phì, lười vận động, ăn các loại thực phẩm có quá nhiều chất béo còn có thể gây ra 88.000 trường hợp ung thư ở Anh.
Theo Daily Mail
Người Malaysia đặc biệt yêu thích những món ăn chỉ nghe đến đã “chảy nước miếng”. Và đó là lý do khiến "thiên đường nhiệt đới" trở thành quốc gia "béo" nhất Đông Nam Á. Bạn hãy tham khảo thêm tại "Fastfood Làm Người Malaysia Béo Nhất Đông Nam Á"