
PGS.TS Lê Bạch Mai
Nhiều chị em nghĩ kẻ thù của công cuộc giảm cân là tinh bột, mỡ động vật... mà ít ai biết rằng vài miếng mứt, lon nước ngọt hay vài ly chè mới chính là kẻ phá hoại nguy hiểm nhất trong kế hoạch giảm cân.
Rất khó giảm cân khi chưa giảm đường
Ăn trái cây thay cơm, ăn qua loa vài cái bánh nhỏ và lon nước ngọt... là cách mà nhiều chị em nghĩ là “ăn ít”, sẽ giúp giảm cân. Sự thật, những thức ăn có chứa đường lại là kẻ phá dáng nhanh nhất, chưa kể gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ...
- Đường dư thừa chuyển thành mỡ trắng: Cơ thể có cơ chế tự cân đối để đảm bảo nồng độ đường trong máu duy trì ở 0,8-1,2g/lít. Do đó, khi dung nạp quá nhanh và nhiều, phần đường dư thừa được chuyển thành năng lượng dự trữ dưới dạng glycogen và triglyceride. Tuy nhiên, dự trữ glycogen trong cơ thể khá hạn chế, khoảng 200-250g nên phần còn lại nhanh chóng được chuyển thành mỡ trắng tích lũy dưới da và quanh nội tạng, gây tăng cân.

Đọc thêm:
Dung nạp thực phẩm chứa nhiều đường khiến quá trình giảm cân gặp khó khăn
- Đường làm mất khả năng kiểm soát cảm giác no: Hiện nay chất tạo ngọt có tên HFCS (còn gọi là Siro bắp giàu fructose) được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm, dễ dàng tìm thấy ở hầu hết các loại bánh, kẹo, nước ngọt, sữa, nước trái cây đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn... Vốn dĩ đường fructose ức chế hoạt động của leptin - hormone khiến não không nhận được tín hiệu no dù cơ thể đã dung nạp thức ăn quá nhu cầu. Trong khi đó, so với tỷ lệ fructose tự nhiên có trong trái cây thì tỷ lệ fructose trong HFCS được làm giàu hơn, tạo vị ngọt đậm cho thực phẩm đồng thời giúp cảm giác ngon miệng tăng lên.
Vì vậy, sử dụng thực phẩm chứa đường fructose, đặc biệt là HFCS, người ta sẽ ăn nhiều hơn, khiến cơ thể nạp quá đà năng lượng từ các thực phẩm nói chung, trong đó bao gồm cả đường. Đó chính là lý do vì sao không phải ngẫu nhiên cột mốc mà con người tạo ra chất tạo ngọt HFCS (đầu thập niên 80) lại gắn liền với tình trạng thừa cân béo phì gia tăng chóng mặt trên toàn thế giới, và hiện vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.
- Đường ức chế ly giải mỡ trắng: đường fructose còn là tác nhân ức chế quá trình ly giải tế bào mỡ trắng khi cơ thể cần sử dụng năng lượng. Do đó, người thừa cân béo phì có xu hướng tăng mỡ, tăng cân nhanh hơn là giảm cân, giảm mỡ, làm cho tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng nặng hơn.
Đáng lo ngại, tuy là “kẻ phá hoại” trong kế hoạch giảm cân nhưng mức độ sử dụng đường hiện không ngừng tăng. Tại hội thảo có chủ đề “Đường trong chế độ ăn, béo phì và các bệnh lý chuyển hóa” diễn ra từ 29-30/6/2015 tại Berlin (Đức), các chuyên gia báo động, mỗi người hiện sử dụng đường ở mức 20g/100g thực phẩm, gấp 4 lần so với giới hạn sử dụng an toàn.
Sử dụng đường hợp lý và giải pháp kiểm soát mỡ trắng
Chính vì những tác động tiêu cực của đường tới vóc dáng và sức khỏe, việc kiểm soát lượng đường dung nạp vào cơ thể đồng thời ngăn chặn quá trình hình thành mỡ trắng mới từ đường, ly giải khối mỡ trắng do đường tích tụ là yếu tố quan trọng cho sự thành, bại của hành trình giảm cân.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, người bình thường chỉ nên hấp thụ đường dưới 10% tổng năng lượng mỗi ngày. Cụ thể, đàn ông chỉ nên tiêu thụ đường tối đa 150 Kcal/ngày tương đương 9 muỗng cà phê đường. Còn với phụ nữ - đối tượng vận động cơ thể ít hơn – thì tối đa 100 Kcal/ngày tương đương 6 muỗng cà phê đường để đảm bảo cơ thể sử dụng hết.
Đặc biệt, người thừa cân béo phì cần hạn chế lượng đường nhiều hơn (năng lượng từ đường chỉ nên dưới 5% tổng năng lượng từ các nguồn thức ăn), bằng cách không dùng hoặc cắt giảm nước ngọt (một lon nước ngọt tương đương với 9 muỗng đường), thức ăn nhanh, bánh kẹo…; ngay cả trái cây cũng chỉ nên chọn loại ít ngọt. Tuyệt đối không bỏ bữa, không nhấm nháp mứt, bánh ngọt thay bữa chính vì đôi khi vài miếng mứt có năng lượng cao hơn cả một bát cơm.
Bên cạnh hạn chế sử dụng đường, người thừa cân cần tăng cường vận động để tiêu hao nguồn năng lượng dư thừa từ thực phẩm, đặc biệt từ thức ăn chứa nhiều đường, đồng thời cần có biện pháp tác động trúng đích vào quá trình tạo và tích luỹ mỡ trắng do dung nạp đường quá mức.
Việc phát hiện ra vai trò then chốt của thụ thể PPARγ trong quá trình hình thành và tích tụ mỡ trắng từ nguồn năng lượng dư thừa, trong đó có lượng đường hấp thụ quá mức đã giúp các nhà khoa học xác định: ức chế hoạt động của PPARγ là chìa khoá để giảm hình thành mỡ trắng mới. Đồng thời, làm suy yếu Perilipin – hàng rào bảo vệ giọt mỡ là cách ly giải lượng mỡ trắng đã hình thành và tích tụ từ đường và các nguồn năng lượng dư thừa khác.
Mới đây nhất, Trung tâm nghiên cứu InterHealth Nutraceuticals (Mỹ) đã tìm thấy tinh chất thiên nhiên Belaunja và Mangastin có khả năng tác động vào tế bào mỡ trắng theo đúng cơ chế khoa học nêu trên.

Tinh chất thiên nhiên từ Belaunja và Mangastin có trong LIC làm giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng được tích tụ từ đường và các nguồn năng lượng dư thừa khác
Một mặt Belaunja & Mangastin hạn chế tế bào mỡ trắng gia tăng kích thước bằng cách giảm tác động của các thụ thể PPARγ thúc đẩy chất béo đi vào tế bào mỡ trắng; mặt khác hai hoạt chất này ức chế Perilipin, mở sẵn cánh cổng để chất béo dễ dàng được rút ra khỏi tế bào mỡ trắng, từ đó giảm kích thước tế bào mỡ trắng.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng được Trường ĐH California - Davis (Mỹ) công bố mới đây cho thấy: Belaunja và Mangastin giúp giảm cân nặng, giảm số đo vòng eo, bụng, đùi (giảm 5,2 kg; 11,9 cm vòng eo sau 8 tuần) rất hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.
Hiểu đúng về đường để sử dụng hợp lý đồng thời có biện pháp hạn chế tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng hình thành từ đường không chỉ giúp người thừa cân béo phì sớm đạt mục tiêu cân nặng mà còn phòng ngừa được bệnh tật do việc sử dụng quá nhiều đường gây nên.
Theo Sức Khỏe Đời Sống