Sau nhiều nỗ lực giảm cân không thành, nhiều người từ đổ lỗi rằng do mình thuộc tuýp người có cơ địa khó giảm cân. Thực ra, vẫn có một số người khó giảm cân vì một vài lý do, nhưng đa phần chị em thừa cân không nằm trong số này.
Vậy lý do gì khiến chúng ta khó giảm cân khi không phải là do cơ địa?
Ai là người khó giảm cân?
Béo phì di truyền và mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, nội tiết là những đối tượng khó giảm cân.
Ở những người béo phì di truyền, nguyên nhân chính làm việc giảm cân gặp khó khăn là do có gen béo phì bẩm sinh, mỡ tích tụ từ sớm và lâu năm do thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học từ nhỏ.
Với những đối tượng mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, nội tiết như rối loạn lipid huyết, tiểu đường…Các bệnh này có thể xuất hiện bẩm sinh, có nguyên nhân từ chế độ ăn uống và cũng có thể không liên quan đến ăn uống. Nên việc giảm cân ở những đối tượng sẽ không đơn giản chỉ là áp dụng chế độ ăn uống mà trước hết cần kiểm soát tốt những bệnh lý có sẵn.
Tuy việc giảm cân ở những đối tượng trên là khó, nhưng không phải là không thể. Thực tế, việc kiểm soát cân nặng ở người béo phì di truyền hay tiểu đường bằng phương pháp giảm cân khoa học là việc rất cần thiết và được khuyến cáo.
Đừng đỗ lỗi tại cơ địa
Nếu không nằm trong số những những người khó giảm cân vì có lý do “chính đáng” vậy đâu là nguyên nhân khiến cho việc giảm cân của bạn “gian truân” như vậy? có nhiều nguyên nhân và tin vui cho bạn là dù có nguyên nhân nào thì phẫn có cách để khắc phục.
Trước tiên, phải thừa nhận một điều, giảm cân là việc không hề thoải mái khi phải cố gắng tự bảo vệ mình trước vòng vây của những cám dỗ của thức ăn và thói quen lười vận động. Để giảm cân, bạn phải chiến thắng điều này nhờ 2 “vũ khí” là quyết tâm và kiên nhẫn. Có quyết tâm nhưng thiếu kiên nhẫn là lý do khiến bạn không thể giảm cân về số cân mong muốn.

Thay vì đổ lỗi cho cơ địa, hãy tìm một phương pháp giảm cân khoa học để có vóc dáng thon thả hơn hiện tại
Cũng chính vì thiếu kiên nhẫn, nhiều chị em đã không thể từ chối trước sức hút của các thuốc giảm cân cấp tốc hoặc các chế độ ăn kiêng không khoa học với mong muốn giảm được cân sau vài ngày. Cách này không đem lại hiệu quả, không thể giảm cân thật sự và lâu dài được bởi các biện pháp này chỉ gây mất nước, giảm khối cơ, xương...nhưng lại “bó tay” trước mỡ trắng, “thủ phạm” chính gây tăng cân. Khi ngưng thuốc hoặc ngưng chế độ ăn kiêng, cân nặng lại tăng trở lại và thậm chí còn tăng nhiều hơn.
Thành bại là do phương pháp
Theo khuyến nghị của các chuyên gia và các tổ chức y tế, giảm cân sẽ thực sự thành công nếu thực hiện tốt 3 nguyên tắc: dinh dưỡng khoa học, tăng cường vận động và sử dụng hoạt chất tác động tận gốc vào tế bào mỡ trắng.
Cụ thể, bạn không cần kiêng khem quá mức mà vẫn có thể ăn uống đầy đủ các nhóm chất và đảm bảo đủ 30Kcal/kg/ngày. Mỗi ngày, nên dành 30 phút để Vận động với môn thể thao yêu thích. Một số thói quen như làm việc nhà, đi cầu thang bộ, không ngồi lâu một chỗ... cũng rất hữu ích.
Bên cạnh dinh dưỡng và vận động, việc tác động vào mỡ trắng ở cấp độ tế bào được đánh giá là bước tiến vượt trội trong kiểm soát thừa cân, béo phì.
Như bạn thấy, áp dụng đúng phương pháp giảm cân đúng đắn, khoa học với “3 nguyên tắc vàng” là hành trình khá nhẹ nhàng vì phù hợp sinh lý cơ thể. Và khi việc giảm cân khoa học rất nhàng nhẹ nhàng mà hiệu quả, nó sẽ tạo động lực cho bạn kiên nhẫn duy trì để đạt được mục đích giảm cân và giữ dáng.
Vì thế, khó giảm cân không nằm ở cơ địa mà phụ thuộc vào việc kiên nhẫn áp dụng phương pháp giảm cân thực sự khoa học.
Mai Thảo
Khó giảm cân do có bố mẹ béo phì
Các chuyên gia sinh học thuộc Đại học Adelaide (Australia) phát hiện, thể trạng của đứa con phụ thuộc nhiều ở cân nặng của người cha vào thời điểm thụ tinh. Theo nhóm nghiên cứu, một tín hiệu phân tử trong tinh trùng của các quý ông béo phì có thể di truyền cùng các vấn đề liên quan đến việc dư cân, kể cả tiểu đường, cho các thế hệ con cháu trong tương lai.Tiến sĩ Tod Fullston, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Chế độ ăn của người cha làm thay đổi cấu tạo phân tử của tinh trùng. Với các ông bố béo phì, những thay đổi trong tinh trùng của họ có thể lập trình cho phôi thai bị béo phì hoặc mắc bệnh chuyển hóa về sau trong cuộc đời".Nhà nghiên cứu Fullston nhấn mạnh: "Chúng ta đã biết rằng, sức khỏe của người mẹ trước, trong và sau khi mang bầu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của đứa con. Việc tập trung chú ý vào sức khỏe của người mẹ vô cùng quan trọng, nhưng sức khỏe người bố cũng quan trọng không kém”. Việc quan tâm hơn tới chế độ ăn và tập luyện thể dục thể thao ở người bố và người mẹ sẽ tạo ra một ảnh hưởng tích cực đối với tương lai của con cháu.