Bạn thường than phiền: Tại sao mình ăn ít nhưng vẫn bị tăng cân? Tại sao đã thử đủ cách mà chưa kiểm soát được cân nặng? Theo các chuyên gia về dinh dưỡng giảm cân, điều này thường liên quan đến thói quen ăn uống và cơ địa của từng người. Vì thế, rất cần một lộ trình giảm cân khoa học để bạn cán đích thành công.
Vì sao ăn ít mà vẫn tăng cân?
Nếu cân nặng có xu hướng tăng dần đều dù bạn đã cố gắng khống chế khẩu phần ăn, có thể, bạn rơi vào một trong 2 trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1: Hiểu sai giữa ăn ít và ăn ít calo.
Nhiều người quan niệm rằng: cứ cắt giảm khẩu phần ăn (về lượng) là có thể giảm cân. Tuy nhiên, năng lượng trong khẩu phần ăn mới là yếu tố quyết định bạn có đang nạp số calo vượt nhu cầu của cơ thể hay không. Vì thế, nhiều hay ít không phải tính trên số lượng thức ăn nạp vào mà phụ thuộc vào tổng năng lượng bạn ăn vào trong ngày (tổng số Kcal).
Trên thực tế, có những món ăn tuy ít về lượng nhưng lại cung cấp năng lượng cao. Một dĩa bánh bột lọc nhỏ có thể cung cấp đến 700 Kcal, nửa trái dưa hấu là 870 Kcal, 1 que kem tương đương 820 Kcal, 1 ly chè tương đương 400 Kcal… Bạn thử hình dung mình không ăn trưa với tinh bột, chất béo nhưng lại ăn một ly chè hay 1 que kem, một miếng pizza thay thế thì hậu quả còn tai hại hơn. Vì năng lượng trong 1 que kem cao gấp 5-6 lần 1 bát cơm (1 bát cơm chứa khoảng 120 KCal). Đấy là còn chưa kể, những thức ăn thay thế không đủ lấp đầy ống tiêu hóa, sẽ khiến bạn đói sớm và nhanh chóng tìm đến các thức ăn vặt (thường chứa nhiều năng lượng và chất béo trans) vào buổi chiều. Đây là điều khá tai hại, có thể khiến kế hoạch giảm cân của bạn bị phá sản.
Cắt giảm năng lượng khoa học là cần cắt giảm thức ăn nhiều đường, giàu calo, chứ không phải là nhịn ăn, bỏ bữa
Ngoài ra, năng lượng tăng cao còn do bạn chế biến thức ăn sai cách. Ví dụ, ngô được đánh giá là thực phẩm tốt cho người giảm cân do hàm lượng chất xơ cao, tinh bột thấp. Một trái ngô luộc nặng khoảng 164g và chứa 177 Kcal, nhưng một phần bắp rang bơ lại cung cấp đến 1200 Kcal. Chính muối và bơ thêm vào khi chế biến khiến cho lượng chất béo và natri tăng lên, làm tăng số lượng calo, thay đổi giá trị dinh dưỡng của ngô. Hay như với khoai tây, nếu bạn chế biến bằng cách luộc, hấp thì đây là một thực phẩm lý tưởng cho giảm cân, ngược lại, nếu bạn chiên/ rán, thì khoai tây lại trở thành “kẻ thù” của cân nặng.
Xem thêm: Cách giảm mỡ bụng hiệu quả
Trường hợp 2: Đang được hỗ trợ cải thiện bệnh hoặc có bệnh lý liên quan đến hấp thu
Trường hợp của thí sinh Lê Ánh Nguyệt – top 6 Bước Nhảy Ngàn Cân là một ví dụ điển hình. Nguyệt được chuyên gia của chương trình chẩn đoán mắc chứng rối loạn hấp thu. Do vậy, tuy ăn cùng thực đơn của các thí sinh khác nhưng Ánh Nguyệt lại hấp thu tốt hơn. Đây cũng là lý do cô tích cực tập luyện và vận động nhưng tốc độ giảm cân không nhanh bằng các thí sinh khác.
Ánh Nguyệt chia sẻ về lộ trình giảm cân 6 tuần cùng LIC và khó khăn khi cô mắc bệnh rối loạn hấp thu
Với kinh nghiệm của một người nội trợ, Ánh Nguyệt biết được điểm bất lợi của mình so với các thí sinh khác, cô gần như phải nỗ lực gấp đôi và chỉ phải dừng lại ở tuần thứ 6 của cuộc thi với cân nặng giảm ít nhưng cực kỳ đều đặn qua các tuần (tuần 1giảm 3.3kg: tuần 2 giảm 2.5kg, tuần 3 giảm 1.3kg; tuần 4 giảm 2.2kg, tuần 5 giảm 1.8kg và tuần 6 giảm 0.9kg). Đánh giá về quá trình giảm cân của Ánh Nguyệt, các chuyên gia của chương trình cho rằng đây là một “ca” khó nên tuy giảm cân chậm nhưng tất cả đều rất ấn tượng với nỗ lực tập luyện và cách chọn thực đơn của Ánh Nguyệt để cô “chiến đấu” với cân nặng, quyết tâm theo đuổi đến cùng lộ trình giảm cân.
Theo Tiến sĩ Jonathan Brostoff, chuyên gia dị ứng học (Đại học Kinh, Anh Quốc), ước tính có khoảng 50% người với một rối loạn hấp thu thức ăn thường thèm những loại thực phẩm mà cơ thể không dung nạp, xử lý được. Nếu không thể thay đổi tình trạng bất dung nạp này, thường dẫn đến ăn uống quá độ và tăng cân.
Ngoài bệnh lý liên quan đến hấp thu, một số người đang được hỗ trợ cải thiện bệnh lý mạn tính (huyết áp hay tiểu đường, cholesterol trong máu cao) hoặc có sử dụng thuốc hormone, corticoid cũng là những trường hợp khó và giảm cân chậm hơn người bình thường.
Giải pháp hiệu quả cho người ăn ít vẫn tăng cân
Như vậy, với người ăn ít nhưng vẫn tăng cân, hoàn toàn có thể giảm cân thành công. Điều quan trọng nhất là xác định được mục tiêu và xây dựng một lộ trình giảm cân an toàn, khoa học và bền vững.
Lưu ý, không thể vội vàng chọn hay trông đợi vào các biện pháp giảm cân nhanh, cấp tốc (5-7 kg trong 1 tuần) như: làm mất nước, gây tiêu chảy hay kích thích cường giao cảm, tạo cảm giác không muốn ăn; không cung cấp dinh dưỡng để ép cơ thể sụt kí trong thời gian đầu (khi dừng áp dụng sẽ bị tăng cân trở lại). Đây là những cách đi ngược với nguyên tắc giảm cân bởi không tác động trúng đích vào thủ phạm gây tăng cân là mỡ trắng mà chỉ nhắm vào mục đích giảm khối cơ và khối lượng nước trong cơ thể.
Theo chuyên gia CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, về cơ chế, để giảm hiệu quả lượng mỡ trắng, một mặt cần hạn chế tế bào mỡ trắng gia tăng kích thước bằng cách giảm tác động của các thụ thể PPARγ thúc đẩy chất béo đi vào tế bào mỡ trắng; mặt khác cần có tác động vào loại Protein bảo vệ giọt mỡ là Perilipin, để men lipase mới tiếp cận giọt mỡ và “mở sẵn cánh cổng” để chất béo dễ dàng được “rút” ra khỏi tế bào mỡ trắng, giải phóng qua tập luyện, vận động. Từ đó giảm kích thước tế bào mỡ trắng và giảm cân.
Như trường hợp của Ánh Nguyệt, mặc dù không giảm cân nhanh như 2 á quân Thủy Tiên, Huyền Thanh, nhưng trong suốt 6 tuần tham gia Bước nhảy ngàn cân, dưới sự tư vấn của các chuyên gia LIC, Ánh Nguyệt cũng đã giảm tổng cộng 12kg, cân nặng giảm từ 96,3kg xuống 84,3kg.
Sau khi dừng lại ở đêm thi thứ 6, sau 2 tháng rời cuộc thi, Ánh Nguyệt vẫn tiếp tục duy trì chế độ giảm cân như khi tham gia chương trình, cô chia sẻ: “Mình vẫn đang duy trì theo 3 nguyên tắc vàng do các chuyên gia LIC khuyến cáo. Riêng chế độ ăn uống vẫn tuân thủ như lúc còn trong cuộc thi. Đồng thời, mỗi ngày đều tập yoga 1 giờ và tập gym kết hợp thêm 1 giờ nếu rơi vào những ngày rảnh rỗi”. Kết quả rất đáng khích lệ khi cô đã giảm thêm được hơn 6kg.
“Với những người thừa cân béo phì, khi giảm cân, quyết tâm và động lực giảm cân là điều quan trọng nhất. Khi bạn chiến thắng bản thân mình và giảm cân thành công, bạn sẽ tự tin, yêu đời và hạnh phúc hơn trong cuộc sống! Nguyệt tin các bạn sẽ giảm cân thành công và có thể mặc được những bộ quần áo mình yêu thích”, Ánh Nguyệt nhắn nhủ.
Hà An