Đường là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho hoạt động của tế bào. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường…
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết chỉ 25% đường chúng ta tiêu thụ là do ta tự thêm vào thực phẩm. 75% còn lại là đường có sẵn trong thực phẩm khi chúng ta mua.
Các nhà dinh dưỡng học nhấn mạnh, không nên tiêu thụ quá 60 gram đường trong 1 ngày.
Để giảm cân triệt để và kiểm soát lượng đường trong cơ thể, chúng ta cần biết về khối lượng đường tiêu thụ trong những thực phẩm sử dụng hàng ngày. Dưới đây là danh sách lượng đường có trong một số loại thực phẩm tiêu biểu.
* Tính trên 100 gram trái cây (loại đường: Fructose)
- Xoài – 15 gram đường
- Chuối – 14.7 gram đường
- Táo – 12 gram đường
- Dứa – 12 gram đường
- Nho - 19 gram đường
- Chanh – 2.8 gram đường
- Kiwi – 11 gram đường
- Đào - 11 gram đường
- Dâu – 6.6 gram đường
- Cà chua – 3.3 gram đường
- Dưa hấu – 5.1 gram đường
- Lê – 7.3 gram đường
- Cam – 7.7 gram đường
- Ổi – 7.6 gram đường
*Thực phẩm khác:

- Nước ngọt có ga (330 ml/ lon): 33 gram đường
- Sữa chua (1 hủ): 19 gram đường
- Thanh socola (44 gram): 28.5 gram đường
- Nước cam tươi (1 ly, không thêm đường): 20 gram đường
- Bánh muffin (1 cái): 15.5 gram đường
Vì vậy, để kiểm soát lượng đường tiêu thụ mỗi ngày, bên cạnh việc tham khảo tỷ lệ đường trong thực phẩm vừa nêu trên, cần lưu ý:
- Chọn mua và chế biến thực phẩm tươi
- Hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn
- Nhớ đọc nhãn nguyên liệu để chú ý lượng đường thêm vào
- Thử các sản phẩm ít đường
Theo Medicalnewstoday
Bạn cần nạp năng lượng để “tiếp tế” cho ngày làm việc không mệt mỏi nhưng lại sợ lên cân? Đừng lo, một số món ăn sẽ phù hợp để bạn nhăm nhi mà không lo tăng cân, hãy tham khảo bài viết 8 món ăn vặt không lo tăng cân.