Chất béo là nguồn dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần để hấp thụ vitamin và giúp bạn có cảm giác no. Những thực phẩm tách béo thường có lượng đường và chất phụ gia cao để “cám dỗ” bạn ăn nhiều hơn, tiêu thụ nhiều calo hơn.
Do đó, thay vì hạn chế chất béo trong chế độ ăn, bạn nên tìm hiểu để phân biệt giữa chất béo có lợi sức khỏe và việc giảm cân với chất béo gây tắc động mạch.
>> Nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì, béo bụng, tăng cân
Chất béo dạng trans gây hại như thế nào?
Chất béo bão hòa và cholesterol là 2 loại chất béo xấu thường được nhắc đến nhiều. Nhưng chất béo dạng trans mới là loại nguy hiểm nhất.
Chất béo dạng trans làm tăng cholesterol xấu LDL-c và làm giảm cholesterol tốt HDL-c, làm giảm lưu thông của máu, gây xơ vữa và thậm chí có thể gây tắc nghẽn động mạch.
Nếu ăn trung bình khoảng 3,6 gram chất béo dạng trans mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 3 lần so với nếu chỉ ăn 2,5 gam.
Khi vượt mức cho phép, chất béo dạng trans có thể các bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường…Làm tăng nguy cơ béo phì, Alzheimer, ung thư, thậm chí vô sinh…
Theo tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu, nếu bà mẹ tiêu thụ trên 4,5g chất béo dạng trans mỗi ngày thì sẽ có nguy cơ thừa 30% lượng mỡ trong cơ thể đồng thời nguy cơ con bị béo phì sẽ tăng gấp đôi.
Chúng có mặt có ở đâu?
Có thể thấy chất béo dạng trans trong hầu hết các loại bánh ngọt, chocolat, kẹo, bánh quy, bánh trung thu, thức ăn chiên bán trong tiệm như khoai tây chiên và gà chiên, và trong các loại bơ (càng cứng thì càng nhiều chất béo trans)
Trong đó, mì ăn liền là thực phẩm chứa nhiều chất béo trans nhất

Cơ thể có thể phải mất đến 212 ngày để đào thải hết lượng chất béo dạng trans có trong 1 gói mì ăn liền
Làm cách nào để hạn chế?
Trong dinh dưỡng hàng ngày, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm chiên đi chiên lại nhiều lần, các loại đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ ăn được chế biến sẵn…
Khác với chất béo bão hòa hay chất béo dạng trans, các chất béo không no rất tốt cho tim mạch và tạo cho bạn cảm giác no, hạn chế ăn vặt, có lợi cho giảm cân.
Những loại chất béo có lợi thường có trong các loại hạt, quả ôliu, hạt chia, quả óc chó, hạt lanh, hạt chia hay trong các loại cá như cá hồi, cá mòi…

(Theo Doctoroz)
Nhận diện chất béo dạng trans trên nhãn mác thực phẩm
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ nên tiêu thụ không quá 3g chất béo dạng trans mỗi ngày. Nhiều nước trên thế giới cũng yêu cầu doanh nghiệp phải ghi rõ hàm lượng chất béo dạng trans trên sản phẩm.
Khi nhìn thấy trên nhãn hiệu có những chữ như Shortening, made from hydrogenated, hoặc partially hydrogenated vegetable oil là chắc chắn có chất béo dạng Trans trong sản phẩm.