Vì mức độ phổ biến của tình trạng thừa cân, béo phì cộng với việc thuốc không thuộc nhóm kê đơn nên thị trường thuốc giảm cân hiện nay là muôn hình vạn trạng.
Trong đó, các loại thuốc nằm trong danh sách cấm nhưng vẫn lưu hành “chui”, đe dọa sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt là các chị em nôn nóng tìm lại vóc dáng.
Nhiều chất bị cấm vẫn lưu hành
Năm 2011, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ thuốc giảm cân chứa hoạt chất Sibutramine do tác dụng phụ nguy hiểm gây bệnh tim mạch ở những người có nguy cơ cao.
Bên cạnh Sibutramine, các hoạt chất độc hại có thể gây độc tính lên tim mạch, thận và làm tổn hại gan của người sử dụng mà FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) tìm thấy trong các thuốc giảm cân có thể kể đến là: Fenproporex, Fluoxetine, Bumetanide, Furosemide, Phenytoin, Rimonabant, Cetilistat, Phenolphthalein.
Cũng trong thời gian từ năm 2009 - 2012, FDA đã thu hồi và cấm lưu hành 274 sản phẩm giảm cân chứa các hoạt chất gây nguy hại cho sức khỏe như Benzylsibutramine, Fenproporex, Rimonabant, Cetilistat,... Tuy nhiên, tại Việt Nam, trên một số trang mạng vẫn bán tràn lan thuốc giảm cân nằm trong danh sách cấm của FDA.
Nguy hiểm khi dùng phải chất cấm
Chuyên gia Nguyễn Viết Quỳnh Thư cho biết, nhiều thuốc giảm cân cấp tốc trôi nổi có chất cấm gây ra tác dụng phụ như mất cân bằng điện giải, tim đập nhanh rất nguy hiểm với bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp vì nguy cơ làm tim đập nhanh, trụy tim, tai biến…
Ngoài ra, nhóm thuốc chứa Phentermin, Phedimetrazin, Dethylpropion còn làm tăng tiết Epinephrin, chất kích thích cường giao cảm chống lại sự thèm ăn, khiến cơ thể chán ăn. Các hóa dược này làm huyết áp tăng, tim đập nhanh và loạn nhịp, đánh trống ngực, bồn chồn, căng thẳng, khó ngủ, khô miệng... dùng lâu dài có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Sẽ rất nguy hiểm khi dùng phải thuốc giảm cân bị cấm
Hãy là người tiêu dùng thông minh
Trước thực trạng thị trường sản phẩm giảm cân đang khó kiểm soát như ở Việt Nam, khi quyết định sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm giảm cân nào, bạn cần tìm hiểm thật kỹ các thông tin quan trọng của thuốc như thành phần, cơ chế tác dụng, nhà sản xuất – phân phối, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành; Số đăng ký và Khuyên dùng của các chuyên gia – bác sĩ uy tín.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Bạch Mai, hiện chưa có cơ quan nào cho phép dùng các loại thuốc giảm cân theo cơ chế gây mất nước. Vì thế, bạn nên cận trọng trước các loại thuốc giảm cân cấp tốc làm đi tiêu nhiều lần trong ngày, gây mệt mỏi, rối loạn điện giải, vận mạch.
Để giảm cân đúng cách, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả và có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên để đảm bảo tính an toàn và có thể sử dụng lâu dài.